Những tấm gương hiếu học, hiếu thảo thời xưa.(P2)

Thứ tư - 02/03/2016 09:09
Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc thông minh và có truyền thống hiếu học. Những tấm gương hiếu học của ông cha phần lớn đã được ghi vào sử sách, song cũng có nhiều tấm gương ít được biết đến.
Hình minh họa (Nguồn: battrangonline.vn)

Hình minh họa (Nguồn: battrangonline.vn)

PHÁP HIỂN : XUẤT DƯƠNG TÌM HỌC

 

 

Pháp Hiển(vào khoảng năm 337 đến năm 442) là một tăng nhân đời Đông Tấn, người ở tỉnh Bình Dương, năm 339 Pháp Hiển xuất phát từ Trường An đi xuyên qua sa mạc vượt núi non đến Ấn Độ thỉnh kinh. Sau đó ông lại đến Sư Tử quốc và nhiều nước khác nữa, năm 412 mới quay về Trung Quốc, trước sau tổng cộng 40 năm hành trình, ông đi hàng vạn dặm băng băng qua hơn 30 quốc gia. Pháp Hiển là người Trung Quốc đầu tiên đến Ấn Độ thỉnh kinh cung cấp cho Trung Quốc hiểu biết thêm rất nhiều về quốc gia lân cận.

Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới (hai tôn giáo kia là Cơ Đốc giáo và Hồi giáo) được sáng lập bởi Thích Ca Mầu Ni ở Ấn Độ từ hơn 1500 năm trước (tính đến thời của Pháp Hiển). Đầu đời Đông Hán, Phật giáo truyền vào Trung Quốc. Trải qua hơn 300 năm truyền bá và phát triển đến đời Đông Tấn, Phật giáo đã rất thịnh hành. Bấy giờ Đông Tấn không thống nhất được Trung Quốc, chung quanh nó còn nhiều tiểu quốc của các dân tộc khác, những tiểu quốc này thường hay tấn công quấy nhiễu Trung Quốc khiến dân chúng hết sức khổ sở vì muốn cầu cứu thần Phật bảo vệ nên người tin theo đạo Phật rất đông. Khi Pháp Hiển mới lên 3 tuổi đã bị phụ mẫu đem vào chùa làm tu sĩ.

Bấy giờ, Phật tữ nhiều nhưng người hiểu biết kinh Phật lại quá ít vì thời ấy chưa phát minh được kỹ thuật in ấn, những kinh Phật chỉ được truyền miệng, chính thế mà càng lưu truyền sự sai lạc càng nhiều, nhưng đa số các hòa thượng lúc ấy xuất gia chỉ vì trốn tránh chiến tranh và kiếm ăn nên chẳng có ai chịu bỏ công nghiên cứu kinh điển.

Pháp Hiển là người yêu thích tìm tòi học hỏi, bất cứ việc gì cậu cũng muốn hiểu đến nơi đến chốn mới thôi, cậu đọc kinh Phật nhiều chỗ không hiểu gì cả bèn hỏi những vị hòa thượng lớn tuổi, những lão hòa thượng ấy không thể giảng giải rõ ràng được, còn muốn đọc từ nguyên bản những kinh Phật ấy lại là việc khó phi thường. Cứ như vậy những chỗ mơ hồ càng ngày chất chứa càng nhiều không làm sao giải quyết được. Cậu bé Pháp Hiển đành dự định phải tới Ấn Độ. Cậu đem ý ấy nói với bạn thân là Tuệ Cảnh, Tuệ Cảnh rất cao hứng :

- Cậu và tớ sẽ cùng đi, nhưng mà…

Pháp Hiển hỏi lại :

- Sao ? Cậu sợ đường xa đi không dễ chăng ?

- Không phải, tớ thấy cậu đến 60 tuổi mới có thể tới được Ấn Độ, lỡ ra giữa đường gặp tai nạn gì, lúc ấy biết làm sao ?

Pháp Hiển đáp :

- Dù sao trước khi chết mà được nhìn thấy thánh địa là đủ thỏa tâm nguyện rồi, chết như vậy cũng xứng đáng lắm.

Và như vậy năm 399 Pháp Hiển cùng Tuệ Cảnh và ba vị hòa thượng nữa bắt đầu rời Trường An lên đường đi Ấn Độ. Họ theo “con đường tơ lụa” đi về hướng tây, sau hơn một tháng họ tiến vào vùng sa mạc, nơi đây không một bóng nhà cửa, gió bão nổi lên khiến đá bay cát chạy che kín cả bầu trời, ba hòa thượng cùng đi hoảng sợ xin quay về Trường An, chỉ còn lại hai người là Pháp Hiển và Tuệ Cảnh tiếp tục lên đường. Họ trải qua muôn vàn hiểm nguy, vượt qua nhiều ngọn núi tuyết phủ quanh năm, cuối cùng mới tới được vùng bắc bộ Ấn Độ.

Sau khi thăm các tự viện ở bắc Ấn và tây Ấn, họ tiến vào vùng trung Ấn là nơi thánh địa của Phật giáo và đến vườn Cáp Cô Độc là nơi xưa kia Thích Ca Mâu Ni đã ở lại 25 năm. Các tăng sĩ trong vườn Cáp Cô Độc thấy một lão tăng nước ngoài đến, đều lấy làm kinh ngạc hỏi :

- Ngài từ nước nào khác đến đây phải chăng ?

Pháp Hiển đáp :

- Bần tăng từ đất Hán đến đây.

- Cái gì ? Ngài từ đất Hán xa xôi đến đây ? Thật là hết sức tưởng tượng, chúng tôi ở đây đã lâu lắm chưa từng nghe có tăng nhân người Hán đến được đây.

Pháp Hiển chắp tay thành khẩn :

- Nước chúng tôi thiếu rất nhiều kinh điển Phạt giáo nên bần tăng mới mạo hiểm tới Ấn Độ xin kinh, giữa đường nhiều lần tưởng bỏ mạng, may nhờ Phật tổ gia hộ mới bình an tới được đây.

Vị trụ trì vườn Cáp Cô Độc dẫn Pháp Hiển vào phòng chứa kinh điển, thì ra trong phòng chứa kinh này cũng chẳng có nhiều kinh sách gì cho lắm, hỏi ra mới biết nơi đây cũng như mọi nơi, học tập kinh Phật chủ yếu cũng chỉ dựa vào khẩu truyền, do đó không cần sao chép kinh Phật nhiều làm gì.

Bấy giờ Ấn Độ chưa biết chế ra giấy, những kinh Phật chỉ được chép lên những lá cây gọi là lá “Bối diệp”, chỉ cần lật chép mấy lần là rất dễ vỡ nát, vì vậy các kinh Phật ở đây khôg dễ cho phép người ngoài động tới.

Vì đường xa tìm đến nên Pháp Hiển được đặc cách cho phép xem kinh, nhưng Pháp Hiển hết sức khổ sở vì kinh Phật ở đây chỉ chép toàn bằng chữ Phạn (văn tự cổ của Ấn Độ) nên ông không đọc được một chữ nào, ông nghĩ thầm : “ Vì muốn xin kinh ta đã trải qua muôn vàn gian khổ, đến tính mạng suýt cũng không còn, lẽ nào bây giờ lại vì không biết văn tự mà bỏ uổng công sao?”

Vì muốn đọc được kinh Phật, Pháp Hiển quyết tâm phải học cho được chữ Phạn, năm ấy ông đã 70 tuổi nhưng chẳng khác gì một học trò nhỏ, bắt đầu học từng chữ một. Tuổi đã lớn, trí nhớ cũng kém nhưng ông bù lại bằng sự cần cù chăm chỉ, gặp chỗ nào khó ông không ngại công khó tìm hỏi khắp nơi, mỗi lần học được một từ mới ông cảm thấy vô cùng sung sướng.

Cùng với thời gian học chữ Phạn, Pháp Hiển còn tranh thủ tìm thăm những di tích Phật giáo ở Ấn Độ và tiếp xúc với mọi giới bình dân bản địa sưu tầm được nhiều hiểu biết lý thú. Ông từng đến nơi gọi là vườn Lộc Dã, ba năm sau Pháp Hiển đã thông thạo chữ Phạn, chẳng những ông nghe thuần thục được những kinh khẩu truyền bằng tiếng Phạn mà còn đọc trôi chảy các kinh viết bằng chữ Phạn nữa.

Sau bảy năm ở lại Ấn Độ học tập, Pháp Hiển muốn đến thăm các quốc gia khác, ông xin đi theo một thuyền buôn đến Sư Tử quốc. Ở đảo quốc này, ông tìm được 9 bộ kinh Phật. Năm 441, Pháp Hiển lại đi theo một thuyền buôn hương liệu quay trở về cố hương, tính ra ông đã xa cách quê nhà đến 19 năm trường mới về đến Quảng Đông. Năm ấy ông đã 80 tuổi, tự nhận ra mình sức suy lực kiệt ông bèn đem hết những điều mắt thấy tai nghe viết thành cuốn “Phật quốc ký”(Ghi lại chuyện ở nước Phật). Ông đến Kiến Khang trú ngụ, sau lại đến Kinh Châu tiếp tục dịch Phật chữ Phạn ra chữ Hán, trước sau ông dịch một trăm vạn chữ, đại bộ phận những kinh do ông dịch vẫn còn đến ngày nay và có tác dụng lớn đến sự phát triển của Phật giáo Trung Quốc.


Nguồn tin: Sưu tầm từ internet


 

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 2.8 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Chuyển giao diện: Tự động Máy Tính