Những tấm gương hiếu học, hiếu thảo thời xưa.(P1)

Thứ sáu - 26/02/2016 01:31
Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc thông minh và có truyền thống hiếu học. Những tấm gương hiếu học của ông cha phần lớn đã được ghi vào sử sách, song cũng có nhiều tấm gương ít được biết đến.

1.VƯƠNG SUNG : ĐÓNG CỬA ĐỌC SÁCH

 

Vương Sung (27-97) tự là Trọng Nhiệm, người Cối Kê là nhà tư tưởng gia đời Đông Hán.Vương Sung đọc hết sách thiên hạ, cực kỳ uyên bác. Ông phản đối sự mê tín, quái dị, phê phán quan điểm ông trời chủ trương tất cả mọi việc. Tác phẩm của ông “Luận hành” bị bọn thống trị đương thời gọi là “dị đoan tà thuyết” cấm không cho dân chúng đọc, nhưng trong lịch sử, ông là một nhà tư tưởng tiến bộ.

Khi Vương Sung còn nhỏ đã thích một mình cô độc chứ không ưa đùa giỡn chỗ đông người, cha cậu thấy vậy rất lấy làm lạ nói với cậu :

- Con thấy các đứa trẻ khác đều chơi đùa vui vẻ, sao con không ra chơi với chúng ?

Cậu cúi đầu đáp :

- Những trò của chúng chỉ là bắt chim đuổi bướm, chẳng có ý nghĩa gì con không thích.

- Thế con thích gì nào ?

- Con chỉ thích viết chữ đọc sách.

Cha cậu rất hài lòng nên bắt đầu dạy cậu học từ rất sớm, lúc ấy cậu mới 6 tuổi. Hai năm sau, cậu 8 tuổi, cha cậu đưa cậu đến trường đọc sách.

Trong thư trường cổ hơn trăm học sinh nhưng thành tích học tập không giống nhau. Thời xưa, đứa trẻ nào lười học bị các thầy đánh bằng thước kẻ hoặc roi. Trong trường hôm nào cũng có học sinh bị đòn, chỉ có mình Vương Sung chưa hề bị đòn lần nào. Kết quả so với chúng bạn, Vương Sung học được nhiều hơn hết.

Có một lúc, thầy dạy cậu sách “Luận ngữ” và “Thượng thư”, sau hai hôm, thầy bắt cậu đọc thuộc. Cậu đọc không sai một chữ, thầy vừa kinh ngạc vừa vui mừng hỏi cậu :

- Những học sinh khác ai cũng sợ hai sách ấy, tại sao con lại học mau đến vậy ?

Vương Sung đáp :

- Thưa thầy, mỗi lần thầy dạy một đoạn nào con liền thuộc ngay đoạn ấy, một ngày con có thể thuộc hơn ngàn chữ, do đó thầy vừa dạy xong, con liền thuộc hết!

- Con thật biết dụng công đó.

Thầy giáo khên ngợi cậu, vì Vương Sung học tiến bộ mau như vậy nên đến năm 15 tuổi, cậu được đưa lên kinh thành Lạc Dương cho vào trường Thái học gọi là “thiếu niên Thái học sinh”.

Trong trường Thài học ở Lạc Dương, Vương Sung như kẻ đói khát lâu ngày, cậu vồ vập đọc tất cả mọi loại sách, thầy dạy cậu bây giờ là vị học giả Ban Bưu. Vương Sung theo Ban Bưu đọc rất nhiều sách cổ. Rất mau cậu đã trở thành một học sinh xuất sắc trong trường Thái học, Ban Bưu hết sức yêu quý cậu.

Không lâu sau, Ban Bưu phát hiện phương pháp học của cậu học trò Vương Sung rất khác so với những bạn, những học sinh khác sau khi tan lớp liền bỏ đi chơi, có muốn chúng đọc lại bài cũ vừa mới học, họ chẳng còn nhớ gì, còn Vương Sung từ nhỏ đã thuộc khá nhiều sách nhưng bây giờ cậu lại không học thuộc nữa mà còn tỏ ra hoài nghi những điều chép trong sách. Ngoài ra, cậu chẳng những chỉ đọc sách nhà nho mà còn đọc bất cứ loại sách gì cậu tìm được, dần dần bao nhiêu sách trong trưởng Thái học cậu đều đọc hết. Có lần nhắc tới Vương Sung với mấy học sinh khác, thầy Ban Bưu khen cậu :

- Hiểu biết của Vương Sung rộng lớn, với cái đà này, các con không bằng nó đâu.

Một học sinh gật đầu :

- Vâng, hôm nọ con ra chợ mua mấy đồ vặt vãnh bắt gặp Vương Sung đứng trong tiệm sách đọc hết cuốn này đến cuốn khác khiến người ta hô hoán mà lên mà y chẳng nge thấy gì cả.

Một học sinh khác hỏi :

- Sao y không mua về mà đọc việc gì phải đọc trong tiệm sách ?

Học sinh kia trả lời :

- Các bạn không biết vì gia cảnh Vương Sung rất nghèo, đâu có tiền mà mua sách ? Y cứ vào tiệm sách đọc lén đâu phải chỉ một vài lần, vả chăng trong tiệm sách còn có những cuốn sách lạ mà trong Thái viện không có.

- Thảo nào y biết nhiều như vậy! Chẳng những tất cả kinh điển và chư tử bách gia mà còn các môn khác như vì sao trăng sáng trên bầu trời, khí hậu từng mùa, mưa gió sấm chớp đến cả cách trị bệnh thế nào, y đều biết hết ráo.

Sau khi học ở Thái học vài năm Vương Sung quay về quê nhà, quan địa phương biết học vấn của cậu bèn mời cậu ra làm quan. Tuổi cậu còn trẻ quá nên chỉ được làm trợ thủ của thái thú Cối Kê.

Có một năm trời đại hạn, nông nghiệp thất bát lương thực thiếu nhiều, gian thương thừa cơ nâng cao vật giá khiến đời sống nông dân càng khó khăn đành rời bỏ làng quê đi khắp nơi kiếm ăn, bọn giàu có phú hộ chẳng những không giúp đỡ gì người nghèo mà còn ra sức bóc lột, bọn quan phủ lại lấy gạo nấu rượu bán cho các nhà giàu, Vương Sung thấy tình hình ấy bèn kiến nghị với quan thái thú :

- Năm nay đại hạn, lương thực thiếu thốn, xin ngài hạ lệnh cấm chỉ nấu rượu để dành gạo đối phó với nạn đói, phải chăng đối với bọn nhà giàu cũng phải tiết chế chúng và lấy ít cương tiền cứu giúp người nghèo khó, có gì mà không được ?

Thái thú chỉ nhìn Vương Sung, lắc đâu không nói bỏ đi. Có người nghe chuyện ấy liền phê bình Vương Sung :

- Vương Sung thật không biết gì cả, hiện nay ai chẳng tham lam, chỉ có một mình y chẳng biết thời vụ, tất sẽ có ngày gặp chuyện không may đó thôi !

Vương Sung nghe câu chuyện ấy giận đến dở khóc dở cười rồi thêm mấy việc bất đồng với cấp trên nữa, ông mới nhận ra không hợp với bọn làm quan, nếu cứ ở đây chi bằng quay về theo đuổi học vấn, ông liền từ chức quay về nhà dạy học.

Về lại quê nhà dạy học nhưng cách dạy học trò của ông là phải có tư tưởng học tập không thể coi mỗi câu mỗi chữ trong sách đều là thiên kinh địa nghĩa.

Một hôm ông vừa dạy học xong có một đệ tử tuổi hơi lớn hỏi ông :

- Thưa thầy, khi con học ở chỗ khác họ dạy mỗi câu của Khổng Tử, Mạnh Tử đều đúng, thế nhưng ở nơi đây, thầy lại dạy không nên mê tìn thánh nhân, Khổng Tử, Mạnh Tử đều là thánh nhân, chẳng lẽ lời của họ có chỗ sai nữa sao ?

Vương Sung ngồi xuống đáp lời học sinh :

- Mạnh Tử và Khổng Từ đều là những thánh nhân rất đáng tôn kính, ta cũng rất tôn kính họ, bất quá thánh nhân cũng là người chứ đâu phải là thần tiên, là người thì không thể câu nào cũng đúng, lời của Khổng và Mạnh cũng thế.

Một học sinh khác khẩn thiết thỉnh cầu :

- Thưa thầy, xin thầy ví dụ một vài chỗ cho chúng con hiểu được chăng?

Vương Sung nói :

- Đương nhiên là được, trong “Luận ngữ” có một chuyện thế này : Khổng Từ đến nước Vệ muốn bái kiến phu nhân Vệ Linh Công là nàng Nam Tử, học trò ngài là Tử Lộ rất bất mãn cho rằng Nam Tử là người không xứng đáng để Khổng Tử gặp, Khổng Tử giải thích hành động của mình bằng lời thề : “Ta mà có làm gì không phải thì trời sẽ hại chết ta!”. Các con nghĩ mà xem, Tử Lộ có tin được lời ấy không?

Bọn học sinh đưa mắt nhìn nhau không ai trả lời, tất cả đều im lặng đợi Vương Sung nói tiếp, ông mỉm cười :

- Nếu cho rằng sấm sét có thể đánh chết người, lửa có thể thiêu người, nước có thể nhận chìm người, tường vách có thể đè chết người, ai cũng có thể tin được nhưng nào ai có thấy trời có hại chết ai bao giờ? Khổng Tử dùng lời thề bằng việc chưa hề xảy ra, làm sao Tử Lộ tin cho được?

Bọn học sinh ồn ào :

- Thầy nói hay lắm, xin giảng tiếp cho chúng con nghe.

- Những thí dụ như thế rất nhiều, gần đây ta chuẩn bị viết một thiên văn có tên là “ Vấn Khổng”(Hỏi Khổng Tử) chuyên kể về những việc ấy, đợi ta viết xong sẽ đưa các con xem. Tóm lại khi chúng ta đọc sách, nêu như có chỗ không hiểu ý thánh nhân thì cứ phải nên suy nghĩ và hỏi han, với những câu thánh nhân nói sai, ta cứ phản bác, như vậy đâu có gì là vô lý?

Một thầy dạy là phải như thế, không những truyền dạy tri thức mà còn phải hướng dẫn cho học sinh tự tìm tòi giải quyết vấn đề, Vương Sung chính là người thầy ấy.

Thời xưa, đa số đều không hiểu gì về khoa học, họ lấy làm kinh ngạc về khá nhiều hiện tượng tự nhiên. Thí dụ như tại sao mùa xuân, mùa hạ cây cối sinh sôi nảy nở  đến mùa thu, mùa đông lại tàn úa. Người ta cần ăn lương thực, dưới đất mọc lên loại ngũ cốc, cần mặc áo quần, đất lại sản sinh ra loại cây gai, cần làm nhà hoặc xe thuyền, đất lại có loại cây gỗ và các loại chim chóc cầm thú hình như cũng có đủ để chuẩn bị cung cấp thực phẩm cho con người. Vì không hiểu nên tất cả đều cho đó do một ông trời an bài như vậy, quan điểm ấy thống trị mọi vật mọi loài và xưa nay ai nấy đều cho có một ông trời đẻ ra mọi việc trên cõi đời này, thế nhưng Vương Sung lại không tin như thế, ông viết một cuốn sách tựa đề là “Luận hành” phản bác quan điểm như trên.

Vương Sung nói trời không phải là thần, chỉ là do không khí ngưng tụ mà thành. Trời và đất kết hợp lại vạn vật mới sinh trưởng ra, nhân loại phát hiện ra ngũ cốc ăn được nên mới trồng trọt lấy mà ăn, phát hiện ra cây gai có thể dệt thành vải mới lấy đó tạo thành quần áo, chứ đâu phải ông trời chỉ chuyên sinh ra ngũ cốc cho người ta ăn, sinh ra cây gai cho người ta mặc, như vậy chẳng là nói ông trời là nông phu và bọn phụ nữ nuôi tằm ư? Ông trời nào có để ý gì việc ấy?

Lại có người cho rằng ông trời thấy vua chúa làm việc tốt mới cho mưa thuận gió hòa, ngũ cốc phong phú để tán thưởng, còn nếu phát hiện vua chúa làm ác ông trời sẽ dùng sấm sét mưa tuyết để cảnh cáo, nếu vua chúa chưa tỉnh ngộ, ông trời sẽ cho người khác xuống làm vua, nhưng lời giải thích ấy Vương Sung thấy nực cười, ông bảo nếu như thế thật thì từ xưa đến nay kẻ bất tài làm vua nhiều quá, hết ông này đến ông khác, chẳng lẽ ông trời lại có nhiều kẻ bất tài đến thế ?

Nhà Vương Sung ở đầu làng, trước cửa nhà có một cây cổ thụ cành lá rậm rạp che mất cả khoảng lớn, mỗi lần hạ đến trai gái trong làng, sau bữa cơm đều rủ nhau đến đó vừa nghỉ ngơi vừa nghe ông nói chuyện cổ kim.

Một buổi tối nọ trời mát mẻ không trăng, tối mịt mù nông dân đốt đuốc ngồi vây quanh Vương Sung, đột nhiên tại một nghĩa đại gần đó hiện ra một cụm ánh sáng lấp lơ lấp lửng lúc to lúc nhỏ bay vất vơ vất vưởng, một đứa bé kêu to lên :

- Xem kìa! Lửa ma kìa!

Một lão nhân quay đầu lại hỏi Vương Sung :

- Vương tiên sinh, xin cho chúng tôi biết người ta sau khi chết rồi có hóa thành ma không ?

Vương Sung uống một ngụm trà chậm rãi đáp :

- Được, các vị suy nghĩ xem, người ta sống là nhờ cái gì ? Nhờ tinh khí đấy, tinh khí sinh ra huyết mạch. Người chết rồi tức huyết mạch khô kiệt sẽ biến thành bùn đất, do đó sau khi chết căn bản không thể biến thành ma được.

Một lão nhân khác lắc đầu cãi :

- Tiên sinh nói vậy không đúng. Ma là có thật, có người nhìn thấy rồi đấy.

- Nếu như người chết mà hóa thành ma thì những khi chúng ta đang đi trên đường rất dễ đụng phải ma, cứ nghe nói khi người ta sắp chết có thể nhìn thấy ma, nếu thật như thế thì y phải nhìn thấy cỡ muôn vạn con ma chứ sao chỉ nhìn thấy có một hai con?

Có một đứa bé mở tròn hai mắt :

- Thưa thầy nghe nói người ta sau khi chết có thể hại người sống được nữa đấy.

Vương Sung lắc đầu :

- Bình thời, một người khi nổi giận phải dùng tới khí, khi muốn hại người phải dùng tới lực, dùng lực thì gân cốt phải khỏe mạnh. Người chết, gân cốt tan rữa, khí lực đều mất, tay chân không thể cử động làm sao còn hại ai được nữa ? Ví như một người lâm bệnh nặng dù có nhìn thấy kẻ thù trước mặt cũng chẳng làm gì được, người khác có lấy của hắn vật gì hắn cũng đành nằm im, xưa nay chưa hề có việc trái ngược, làm sao chứng minh được người chết có thể hại người sống?

Vương Sung giải thích trời như thế rất giống với Tuân Tử, ông chính là một nhà tư tưởng sâu sắc và là một nhà giáo dục lớn.

Nguồn: Sưu tầm


 

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Chuyển giao diện: Tự động Máy Tính